Xe máy bị hụt ga là tình trạng người lái đang tăng tốc thì xe bị hụt hơi, chạy chậm dần và chững lại dù tay ga vẫn giữ nguyên. Sau đó, xe bất chợt bị rồ ga lên. Khi xảy ra sự cố này, bạn cần mang xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân, sửa chữa kịp thời. Sau đây sẽ là TOP 10 nguyên nhân xe máy bị hụt ga mà các bạn có thể tham khảo để tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất!
1. Xe máy bị hụt ga do nghẹt xăng
Nếu xe bạn đang chạy bình thường bỗng nhiên bị hụt ga có thể là do xăng không xuống đều, lâu dần sẽ làm cho buồng đốt của xe bị hết xăng khiến bạn bị hụt hơi. Điều này sẽ gây ra tình trạng bị hụt ga bất ngờ khi bạn đang di chuyển trên đường.
Trường hợp này, bạn cần phải tiến hành giảm hết ga. Sau đó thì tiến hành tăng ga từ từ để có thể đi lại bình thường được.
2. Xe máy bị hụt ga do xăng không phù hợp
Nếu như bạn sử dụng xăng A92 cho động cơ A95 thì điều này sẽ gây ra tình trạng xe của bạn bị ì, bị hụt hơi bất ngờ khi bạn tiến hành tăng ga do không tương thích.
Vậy nên bạn không nên đổ lẫn 2 loại xăng vào xe. Hãy tìm cây xăng uy tín để đổ nếu không muốn động cơ yếu dần và tình trạng hụt ga ngày càng nghiêm trọng.
3. Xe máy bị hụt ga do hỏng bugi
Trong thời gian dài sử dụng hoặc khả năng cao là do nhiên liệu không tinh khiết sẽ làm cho bugi bị bám muội đen làm giảm khả năng đánh lửa. Điều đó khiến cho xe đang đi bị hụt ga chết máy, xả khói đen, và hao xăng …
Trong trường hợp này bạn có thể tự vệ sinh bugi hoặc đem xe đến các tiệm sửa xe để làm sạch, thay mới.
4. Xe máy bị hụt ga do bộ chế hòa khí bị lỗi
Bộ chế hòa khí bám bẩn, hai vít xăng và gió bị chỉnh sai cũng chính là nguyên nhân làm xe bị hụt ga, chết máy,xe dễ bị nóng máy, động cơ yếu, …
Vì vậy, bạn cần chỉnh lại hai vít xăng và gió. Đồng thời, vệ sinh bộ chế hòa khí thường xuyên hơn để tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ cho máy.
5. Xe máy bị hụt ga do mòn côn/nồi xe xuống cấp
Hiện tượng côn bị mòn là khi tăng ga xe bị hụt sau đó rồ ga lên. Côn rất dễ bị mòn sau một thời gian dài sử dụng và không được bảo dưỡng đúng cách.
Cách xử lý đơn giản nhất là đem xe ra cửa hàng làm lại côn.
6. Xe máy bị hụt ga do ống dẫn xăng của xe bị hỏng
Ống dẫn xăng trong trường hợp bị tắc sẽ làm cho xăng không thể xuống buồng đốt được. Chính bởi vậy mà xe của bạn không thể hoạt động được một cách bình thường. Xe bị hỏng hệ thống truyền xăng cũng khiến cho xăng không thể truyền được xuống buồng đốt.
Trường hợp này chúng ta nên mang xe ra trung tâm bảo dưỡng. Để thông ống dẫn xăng, loại bỏ cặn còn trong thùng để khi nhiên liệu mới được đổ vào sẽ đảm bảo được an toàn cho xe.
7. Xe máy bị hụt ga do xupap bị kênh
Xupap bị kênh sẽ tạo ra khe hở lớn hơn bình thường. Đuôi và đầu cò sẽ bị hỏng do va đập khiến xe khó khởi động. Ngoài ra tình trạng này còn khiến động cơ bị mất sức nén. Và sinh ra muội than và rơi vào kẽ hở khiến xe bị hụt ga hoặc chết máy đột ngột.
Giải pháp là tháo bu-gi, đổ vào trong lỗ bu-gi một chút nhớt rồi lắp lại như cũ và đề máy xe nổ lại giúp đưa chất bẩn ra ngoài.
8. Xe máy bị hụt ga do kim phun xăng bị tắc
Xe máy bị hụt ga nguyên nhân là do 2 chi tiết chính trong bộ phận hoạt động là: kim phun và bơm xăng. Cả 2 bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với nhiên liệu. Do đó, khi sử dụng xăng “bẩn”, kém chất lượng, lọc xăng quá bẩn sẽ làm tắc kim phun, tắc lọc xăng, cháy bơm xăng.
Khi bị tắc kim phun, vận tốc tối đa và gia tốc sẽ giảm rõ rệt. Cách xử lý là bạn cần mau chóng đem xe đi sửa chữa để súc rửa kim phun sạch sẽ.
9. Xe máy bị hụt ga do lọc gió bẩn
Khi lọc gió bị bẩn sẽ làm lẫn tạp chất trong khí lưu thông. Nhiên liệu không được đốt cháy hết sẽ làm giảm công suất, yếu máy. Điều này làm xe bị hụt ga, lên ga không ngọt, khựng xe, dễ bị rồ ga đột ngột, xe đang đi bị hụt ga chết máy.
Hãy kiểm tra lọc gió thường xuyên và nên thay mới định kỳ sau khoảng 10.000 km.
10. Xe máy bị hụt ga do ác quy yếu
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho xe bị hụt ga, chết máy chính là do bình ắc quy bị yếu. Nếu xe không nổ máy do bình ắc quy yếu hoặc hết điện, tiếng đề xe yếu, âm thanh nhỏ dần sau mỗi lần đề.
Cách tốt nhất để kiểm tra ắc quy là mang xe ra các tiệm sửa chữa để họ “bắt bệnh”.
Tổng kết !
Trên đây là những nguyên nhân xe máy bị hụt ga. Như đã mô tả ở đầu bài viết, đây là hiện tượng khá nguy hiểm. Các bạn nên đem xe đi kiểm tra và sửa chữa càng sớm càng tốt. Nếu bạn đang ngại mang xe ra tiệm sửa chữa cũng như lo lắng vấn đề không biết chi phí sửa xe ga xe máy là bao nhiêu. Hãy liên hệ ngay với Đội cứu hộ Sửa Xe Máy Sài Gòn 24h của chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
Sửa Xe Máy Sài Gòn 24h chúng tôi cung cấp dịch vụ bảo dưỡng xe định kỳ tại nhà. Đồng thời nhận cứu trợ xe máy 24/24 mọi nơi, mọi lúc với mức chi phí hợp lý nhất. Luôn có báo giá sửa chữa xe máy chi tiết rõ ràng, minh bạch. Cam kết không ép giá khách hàng. Vì chúng tôi thấu hiểu sự khó khăn bạn đang gặp phải.